4 Sai lầm Marketing dễ phạm phải khi làm kinh doanh (P2)

Hay hơn mọi người tiếp nối cái vidéo tuần trước, hi vọng là mọi người đã không chờ đợi quá lâu thì video tuần này mình sẽ lại tiếp tục nói về những sai lầm về marketing. Trong kinh doanh tập lần trước chắc là đã chia sẻ với mọi người 4 cái sai lầm rồi và tập lần này thì mình cũng đã chọn ra 4 cái sai lầm. Mình thấy rất là nhiều bên, rất là nhiều người đã gặp để có thể chia sẻ với mọi người và chúng ta sẽ bắt đầu luôn với cái sai lầm đầu tiên ở trong cái video này. Đó là cái sai lầm về khách hàng, rất nhiều người nghĩ là. Chúng ta làm marketing chúng ta sẽ chạy quảng cáo để tiếp cận được cho thật là nhiều người càng biết đến chúng ta càng tốt. Thế nhưng nhiều người đã bỏ quên cái vấn đề cực kỳ quan trọng, đó chính là khách hàng cũ. Mình nói thật là một công chăm sóc một khách hàng mới thì chúng ta có thể dành thời gian đó để chăm sóc cho 10 khách hàng cũ và cái khả năng khách hàng cũ quay lại với chúng ta còn cao hơn, còn nhiều hơn và cái doanh số họ đem lại cho chúng ta còn lớn hơn nhiều hơn nữa. Chính vì vậy, mình muốn đây là cái vấn đề đầu tiên mình nói trong video này để nếu như mà mọi người đang bỏ quên mất vấn đề này ý thì chúng ta sẽ quay lại để chăm sóc lại những cái khách hàng hiện hữu ở trong doanh nghiệp của. Ngay nhá đối với bản thân xui khi mà mình kinh doanh thời trang, mình bán hàng online rất là nhiều và lượng khách hàng nhiều thì thực sự là mình cũng không có quá là nhiều khả năng nhiều nguồn lực để mình có thể là chăm sóc tận tình cho từng khách hàng. Một đối với những cái ngành nghề mà họ kinh doanh, cái sản phẩm có cái giá trị lớn hơn, ví dụ như là bất động sản này hay là bảo hiểm này, hay là những cái sản phẩm mà nó có giá trị khoảng 5 7 triệu hay là 10 triệu hay thậm chí là 100.000.001 sản phẩm thì họ sẽ chăm sóc cho từng khách hàng một được. Thế nhưng mà với những cái sản phẩm của mình có giá trị chỉ vài trăm nghìn thôi. Thì mình làm thế nào để có thể chăm sóc được cho một lượng khách hàng lớn như thế thì cách mà su làm đó là trong mỗi một cái xách đồ, mỗi một cái hộp đồ khi mà khách hàng chốt đơn rồi mình gửi đồ cho khách hàng thì mình sẽ chăm sóc họ ngay. Cái thời điểm đó. Tại vì khi mà họ đã chốt là họ mua cái sản phẩm đấy rồi, họ chính là khách hàng của mình thì trong cái cách đồ đó, su sẽ tặng cho khách hàng một món quà nho nhỏ, có thể là một cái kẹp tóc, một cái bông tai đấy. Ví dụ như cái kẹt mà sudan kẹp đây kiểu như vậy, mình sẽ tặng một cái món quà nho nhỏ ở trong cái hộp đồ đó cho khách. Thực sự đây là một cái món quà nó có giá trị nó cũng không lớn. Thế nhưng mà khi khách hàng mở cái hộp đồ của mình ra, họ nhận được một cái niềm vui nho nhỏ. Bất ngờ ấy thì cái cảm xúc của người ta sẽ dâng trào, người ta sẽ cảm thấy là yêu mến thương hiệu này hơn hay là đối với những cái hóa đơn lớn thì su sẽ có thể là tặng những cái món quà nào giá trị hơn một chút. Ví dụ như là khăn lụa này hay là áo teasers này thì tùy vào từng cái giá trị đơn hàng thì show cũng sẽ có những cái chương trình khác nhau để tặng những cái món quà cho khách. Và lần này họ mua hàng hay là sau họ mua hàng ấy thì mình cũng đều tặng quà cho họ. Đấy là một cái cách mà su dùng để chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, nếu như mà bạn nào có điều kiện này có thể mua phần mềm này hay là mua những cái chương trình thì mọi người có thể là gửi EV mét gửi tin nhắn, chúc mừng vào những ngày đặc biệt như là ngày lễ mùng 8 tháng ba 20 tháng mười hoặc là vào cái ngày sinh nhật của khách hàng thì đấy chính là những cái cách mà bạn chăm sóc khách hàng cũ để đưa họ quay trở lại với thương hiệu của mình nhiều hơn. Cái sai lầm thứ 2 mà mình thấy ờ có những bên gặp và thường là những bên này là những bên đã kinh doanh khá lâu rồi, hoặc là kinh doanh cái mô hình kiểu như bán buôn có một cái lượng khách hàng ổn định. Đó là mọi người quên đi cái hoạt động marketing rất là nhiều bên. Bởi vì trong một số những cái trường hợp nào đấy hoặc vào một cái mùa vụ nào đấy, họ bán được rất là nhiều nên họ quên đi cái hoạt động marketing cảm thấy là mình cái công suất nó bị full rồi mình sẽ không thể nào nhận được thêm đơn hàng nữa. Thế là họ bỏ quên cái hoạt động marketing đấy. Thế nhưng đối với quan điểm của su ý thì marketing phải là một cái hoạt động thường xuyên liên tục mà bạn không bao giờ được bỏ bỏ sót hay là bỏ quên nó khi mà bạn đang có cái lượng đơn hàng full rồi nhưng bạn vẫn sẽ phải làm một cái hoạt động marketing nào đấy có thể là bạn không chi quá nhiều ngân sách nữa, bạn giảm ngân sách xuống mức tối thiểu nhưng mà bạn vẫn sẽ phải chạy cái chương trình marketing hay là chạy những cái hoạt động để cho khách hàng nhận ra là bạn vẫn còn đang hiện hữu cái việc là marketing ấy, nhiều khi nó sẽ không mang lại cái hiệu quả ngay tức thì được. Có thể là các bạn đăng một cái push sale thì các bạn sẽ ra doanh thu ngay lập tức. Thế nhưng mà đối với những cái hoạt động marketing khác, những cái hoạt động marketing mà để cho khách hàng nhớ đến và nhận diện thương hiệu của mình ý thì nó sẽ có thể là không đo lường được cái hiệu quả ngay lập tức. Thế nên, ví dụ như trong cái trường hợp mà bạn đang bán được rất là nhiều hàng và bạn chưa muốn chi nhiều tiền cho cái việc chạy quảng cáo trực tiếp ở trên các kênh mạng xã hội thì lúc đó bạn có thể suy nghĩ đến những cái hoạt động marketing khác, những cái hoạt động mà về lâu dài nó sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Ví dụ như là bạn xây một cái kênh mạng xã hội mới như gần đây là kênh tiktok là một cái kênh mà có thể tiếp cận được đến rất là nhiều người đúng không? Thì khi mà tiếp cận được những cái đối tượng mới như vậy sẽ có thêm nhiều khách hàng biết đến. Bạn có thể thời gian ban đầu là họ chưa có cái hành vi chưa có cái suy nghĩ là tôi sẽ mua hàng của cái bên này ngay. Nhưng về lâu về dài khi bạn đăng thật là nhiều video này, khi bạn có những cái hoạt động đều đặn ở trên kênh đó thì khách hàng sẽ có cái sự ghi nhớ đến bạn. Và nếu như bạn có cái sản phẩm khi. Có một cái UST, một cái điểm khác biệt so với đối thủ ý thì khách hàng chắc chắn sẽ có cái sự ghi nhớ đến bạn thì khi mà họ cần cái sản phẩm đó thì họ sẽ tìm kiếm đến bạn hay là như cái hoạt động chăm sóc khách hàng cũ mà mình vừa nói có thể là bây giờ bạn gửi EME đến khách hàng gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật đến khách hàng thì có thể là họ không quay lại. Họ mua cái sản phẩm của bạn ngay lúc mà bạn gửi tin nhắn đúng không? Thế nhưng mà về lâu về dài, đấy chính là một cái cách thức để khiến cho khách hàng khắc ghi cái hình ảnh thương hiệu của bạn vào trong trí não của họ. Và sai lầm thứ 3 đó là khuyến mãi ồ ạt dưới cái áp lực của việc phải tạo ra doanh số tạo ra lợi nhuận thì rất là nhiều bên nôn nóng, muốn là mình phải bán được nhiều đơn hàng hơn, muốn cho khách hàng phải nhìn thấy mình ngay lập tức và mua cái sản phẩm của mình ngay lập tức lấy ví dụ không đâu xa thế chính là những cái bên mà họ chạy những cái chương trình ờ gọi là chạy lỗ ở trên những cái sàn thương mại điện tử thì rất là nhiều bên bán những cái sản phẩm với giá 1.000 VND hoặc là 9.000 VND, khi mà mình so sánh với giá trên thị trường ấy thì mình chắc chắn là họ đang bán lỗ cái sản phẩm đấy. Thay vì là họ. Bỏ chi phí ra marketing thì họ bán lỗ cái sản phẩm đấy để khách hàng nhận diện họ nhiều hơn. Đây cũng là một cách làm thế nhưng không nên lạm dụng nó để có thể thu hút được khách hàng. Bởi vì nếu mà bạn không đo lường, không đánh giá được cái cái hiệu quả của cái việc đấy thì có thể là bạn cứ đang đổ tiền chạy lỗ mà khách hàng chỉ mua hàng của bạn chỉ vì họ thấy rẻ chứ lần sau họ muốn mua một cái sản phẩm khác ý họ cũng không nhớ bạn là ai để mà mua lại thế. Cho nên nếu muốn chạy chương trình khuyến mại thì mọi người vẫn có thể làm tiếp, cần phải cân nhắc mà mọi người vẫn có những cái chương trình deal sốc này hay là những cái giảm giá. Cực kỳ đặc biệt cho khách hàng, thế nhưng không nên lạm dụng nó quá ờ mình lấy ví dụ như là khi mà các mẹ đi ra chợ đi thì lúc nào cũng sẽ mặc cả, mua một cái món đồ nào đấy có thể là chỉ cần mặc cả 3000 hay 5.000 VND thôi không phải là mình không có 3000 hay 5.000 VND đấy. Nhưng mà khi mà mình mặc cả được ý thì mình có một cái niềm vui, cái sự chiến thắng đúng không thì đối với khách hàng cũng thế, đôi khi họ không phải là vì muốn kiểu mình cho không cái sản phẩm đấy hay là giá quá là rẻ nhưng mình có một cái giảm giá nhẹ. Để cho họ cảm thấy là họ săn được cái deal hời hay là họ có thể có cái sự chiến thắng trong cái lúc cái mua hàng ấy thì đấy cũng là một cái điều giúp kích cầu rồi mọi người có thể tạo ra những cái chương trình, ví dụ như là mua combo 2 sản phẩm thì sẽ được giảm thêm 5%, 20% trên giá đã giảm thì như thế là mình cũng có giảm nhiều rồi, nhưng mà mình sẽ tăng được cái phần doanh thu lên thay vì họ chỉ mua một chiếc áo, một chiếc quần của mình thì lúc đấy họ sẽ mua cả bộ mình vừa có doanh thu mà họ cũng có được giảm một cái phần nhỏ nhỏ. Đó là cái cách mà mọi người có thể sử dụng, hoặc như đối với su nhá su sẽ thường thêm vào ở trong khách hàng mua đồ của khách hàng ấy. Thêm vào đó, một cái voucher thì với lần mua hàng tiếp theo thì khách hàng sẽ được giảm 10% cho cái đơn hàng. Đấy thì là một cái cách mà mình có thể giảm giá một cách khéo léo. Nhưng mà cái chương trình đấy nó không có công khai ở trên mạng hay là nó không có ồ ạt quá khiến cho khách hàng chỉ đến với mình vì cái sự giảm giá và cái sai lầm cuối cùng mình muốn chia sẻ với mọi người trong video ngày hôm nay, đó là việc không đánh giá hiệu quả chi tiết. Của từng phần từng hạng mục ở trong chiến dịch marketing rất nhiều người khi mà thực hiện một chiến dịch marketing ờ. Ví dụ, trong vòng một tháng này, mình bỏ ra 50 triệu để chạy marketing thì nhiều người chỉ đánh giá là với 50 triệu đó tôi tạo

ra được bao nhiêu doanh thu? Tôi lỗ hay tôi lãi, thế nhưng mà lại bỏ quên đi cái việc là mình phải đánh giá vào trong chi tiết để biết được là mình đang đổ tiền marketing vào đâu là vô ích và mình đang đổ tiền marketing vào đâu. Nó tạo ra lợi nhuận, tạo ra doanh thu cho mình. Bởi vì trong cái chiến dịch marketing thì mình triển khai ra rất nhiều hạng mục, rất nhiều đầu công việc. Và đôi khi cái việc mà đến cuối cùng nó lỗ hay lãi là tổng hòa của tất cả những cái hạng mục đó ở bên trong. Và nếu như mà mình không có Xem được những cái báo cáo chi tiết thì đến tháng sau mình lại tiếp tục đổ tiền cho những thứ vô ích và những cái thứ có ích thì mình lại chưa tối ưu hóa được nó su lấy ví dụ như là cùng một cái sản phẩm đi, nếu như mà mọi người Xem những cái video trước của su thì sẽ biết là một cái sản phẩm thì su sẽ đi chụp hình rất là nhiều kiểu ví dụ như chụp hình lookbook, chụp hình street style hay là khách hàng feedback. Rồi là khi o review thì với 4 cái loại hình ảnh đó, su sẽ chạy 4 cái bài quảng cáo khác nhau và su sẽ đánh giá Xem là cái nào nó sẽ hiệu quả và su sẽ tối ưu cái hiệu quả đó với 10 cái sản phẩm ấy thì su sẽ chạy 40 kèm bên quảng cáo khác nhau để đưa ra những cái đánh giá với các sản phẩm, ví dụ như cái áo mà su đang mặc đây thì có thể là hình ảnh lookbook, hình ảnh KOL nó sẽ hiệu quả nhưng mà với cái áo như là chị b. Đang mặc đây thì có thể là hình feedback của khách hàng. Nó sẽ hiệu quả hơn với mỗi một cái sản phẩm với mỗi một cái content ấy. Đôi khi khi mà mình suy nghĩ là mình làm như thế này là tốt. Nhưng thực sự khi mà khách hàng tiếp cận cái hình ảnh, cái sản phẩm đó thì họ lại có suy nghĩ khác, thế nên mình buộc phải có rất là nhiều những cái test quảng cáo hay là những cái content khác nhau để cho khách hàng có cái sự lựa chọn và đánh giá được khách hàng. Họ thích cái nào thì qua rất là nhiều những cái bài tết như vậy thì mọi người chọn ra những cái tối ưu nhất, những cái mà khách hàng hỏi nhiều nhất chốt đơn được tiếu nhất. Đôi khi những cái hình ảnh mà mình sản xuất với chi phí rất là rẻ, có thể mình chụp hình trước gương. Hoặc là mình trải ra sàn, mình treo trên tường, mình chụp raglay, nó lại ra doanh số tốt hơn những cái sản phẩm mà mình chi nhiều tiền thì rao đó thì khi mà những cái bài nào nó được cái restote, nó được cái quan tâm tới khách hàng tốt và tạo ra nhiều doanh số ấy thì mình sẽ tăng cái mức quảng cáo cho nó nhiều hơn và mình sẽ tiếp tục sản xuất những cái hình ảnh tương tự như vậy với những cái sản phẩm khác để lại tiếp tục test và dần dần tối ưu được tất cả những cái quá trình cũng như là những cái chi phí đó. Thì vừa rồi là tất cả những cái chia sẻ của su đến hiện tại, xu nhớ ra cũng như là su tổng hợp được thì cái sai lầm đó cho mọi người. Hy vọng là những cái chia sẻ này thì sẽ giúp ích cho mọi người, tránh được những cái vấp ngã ở trên con đường kinh doanh. Ngoài ra thì su cũng còn tổng hợp rất là nhiều những cái kinh nghiệm cá nhân của mình nữa ở trong bộ tài liệu kinh doanh thời trang do sul biên soạn thì nếu như mà bạn nào quan tâm về bộ tài liệu này thì mọi người có thể Xem ngay dưới phần mô tả nhá hi vọng là video này và cả video trước và cả những cái video khác nữa đã có ích cho mọi người trên con đường kinh doanh. Còn bây giờ thì su sẽ kết thúc video tại đây, hẹn gặp lại mọi người nhé.

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn sử dụng capcut

    Hướng dẫn sử dụng capcut Capcut là một ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí và dễ sử dụng cho điện thoại thông minh. Bạn có thể tạo ra những video ấn tượng với nhiều hiệu ứng, âm thanh, chữ và sticker. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng … Đọc tiếp

  • Tưởng nhớ vnweblogs

    vnweblogs đã chính thức dừng hoạt động sau 20 năm tồn tại và phát triển. Đây là một sự kiện đáng tiếc đối với cộng đồng blogger Việt Nam, bởi vnweblogs đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, chia sẻ và phát triển kiến thức của các blogger trong nước. vnweblogs được … Đọc tiếp

  • Tưởng nhớ Diễn đàn truongton.net

    Diễn đàn truongton.net đã chính thức dừng hoạt động sau 20 năm tồn tại và phát triển. Đây là một sự kiện đáng tiếc đối với cộng đồng giáo viên Việt Nam, bởi diễn đàn đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, chia sẻ và phát triển kiến thức của các giáo … Đọc tiếp

  • Cách sữa xe máy bị ngập nươc

    Cách sữa xe máy bị ngập nước Xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến của nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, trong mùa mưa bão, xe máy có thể bị ngập nước do đi qua những đoạn đường ngập sâu hoặc để ngoài trời. Điều này có thể gây hư hỏng cho động … Đọc tiếp

  • Danh mục mã vùng điện thoại cố định tại Việt Nam

    Số điện thoại các tỉnh thành phố tại Việt Nam Mã vùng Tên tỉnh 293 Hậu Giang 202 Dự phòng 277 Đồng Tháp 279 Dự phòng 239 Hà Tĩnh 278 Dự phòng 263 Lâm Đồng 271 Bình Phước 252 Bình Thuận 270 Vĩnh Long 24 Hà Nội 268 Dự phòng 299 Sóc Trăng 269 Gia Lai 250 Dự phòng 212 Sơn La 234 Thừa Thiên – Huế 267 Dự phòng 266 Dự phòng 216 Yên Bái … Đọc tiếp