chợ tốt việc làm blog kinh nghiệm viết cv xin việc tuyển dụng – tìm việc làm

6 quan niệm sai lầm về hôn nhân

Các bạn thân mến hôn nhân giống như một thành phố bị bao vây, người bên trong thì muốn thoát ra con người bên ngoài thì muốn đi vào. So với khi yêu thì hôn nhân bị mất đi rất nhiều những dư vị, chẳng hạn nó không còn nỗi nhớ nhung như lúc còn yêu, nó không còn lãng mạn, ngọt ngào như lúc còn yêu. Tuy nhiên, không vì những cái điều này mà chúng ta nghĩ rằng hôn nhân là địa ngục là sự nhàm chán. Chỉ là nhiều người hiểu sai về hôn nhân. À trong video ngày hôm nay, mình muốn chia sẻ với các bạn những quan niệm rất sai lầm về hôn nhân mà nhiều người vẫn đang nghĩ các bạn nhớ.

Thứ nhất hôn nhân không phải tốt hơn cho đàn ông hư. Ờ quan niệm này tồn tại từ lâu trong tư tưởng những bậc làm cha làm mẹ. Ờ, ví dụ, khi cậu con trai lông bông lêu lổng thì người lớn thường khuyên rằng lấy vợ cho nó để nó chí thú làm ăn. Người ta quan niệm rằng kết hôn là một cách để giáo dục người đàn ông trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ đúng ở một khía cạnh rất nhỏ vì quan niệm sai lầm này mà nhiều phụ huynh đã đẩy con cái mình sa lầy và đau khổ. Đúng là khi có vợ dưới sự kiểm soát của người phụ nữ, người đàn ông trưởng thành hơn. Nhưng không phải ai cũng được như vậy. Và cái căn bản nhất đó là người đàn ông phải trưởng thành trước khi kết hôn. Tức là họ phải có trách nhiệm và biết chịu trách nhiệm trước khi lấy vợ. Có rất nhiều những cặp đôi trẻ kết hôn nhưng sống với nhau không quá 1 5. Bởi vì có những anh chàng không cô gái nào có thể quản lý, kiểm soát được. Cậu ta chỉ như một đứa trẻ to xác chứ suy nghĩ chưa thể 9 chắn và làm chủ một gia đình. Và việc thúc giục hôn nhân sớm chỉ khiến cuộc đời những đứa trẻ như thế đau khổ hơn mà thôi. Do đó, với những cái anh chàng còn lông bông và chưa có ý thức trách nhiệm thì đừng nghĩ rằng hôn nhân sẽ làm họ tốt hơn.

Quan niệm sai lầm thứ 2 là con cái có thể làm cho mối quan hệ khăng khít. Đây cũng là một quan niệm rất thiển cận. Nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng việc sinh con có xu hướng khiến cha mẹ xa nhau hơn cũng như gây căng thẳng hơn cho hôn nhân. Nhưng có một cái yếu tố tích cực, đó là khi có con thì những vụ ly hôn sẽ hạn chế hơn vì sự ràng buộc của con cái. Nhưng chúng ta phải khách quan nhìn nhận ở cái điểm này. Hạn chế ly hôn vì con cái không giống với việc vợ chồng có quan hệ khăng khít hơn khi có con cái. Có nhiều cặp đôi họ vì con cái mà chấp nhận à cắn răng để sống với nhau chứ không hề có tình cảm. Thế thì con cái không phải là chất keo để khăng khít mà còn là cái sợi dây để ràng buộc lẫn nhau. Tất nhiên, con cái là điều thú vị nhất của hôn nhân. Chúng ta phải thừa nhận cái điều đó. Nhưng nếu quan niệm như trên thì nó không hoàn toàn chính xác.

Quan niệm sai lầm thứ 3 là chúng ta cho rằng bí quyết để có một cuộc hôn nhân bền lâu là tình yêu lãng mạn. Cái quan niệm này hoàn toàn sai. Những cặp đôi khi yêu dựa tất cả vào sự lãng mạn thì phần lớn không hạnh phúc trong hôn nhân. Bởi vì các cặp đôi khi yêu quá lãng mạn sẽ dễ bị thất vọng trong khi kết hôn. Sau khi kết hôn ờ cái sự lãng mạn phần lớn sẽ không còn nữa. Và nếu có thì nó không còn đủ sức để tạo ra sự lãng mạn như là khi các bạn còn yêu. Vậy thì điều gì mới thực sự tạo nên cuộc hôn nhân bền vững? Đó là trách nhiệm. Tất nhiên, ngoài trách nhiệm thì nó còn có một số yếu tố khác, đó là sự chăm chỉ, cống hiến và cam kết. Các cặp đôi sống hạnh phúc giống như những người bạn tốt ờ cùng nhau chia sẻ cuộc sống và có những sở thích, những giá trị chung. Nếu các bạn có đầy đủ các yếu tố này thì hạnh phúc không bao giờ thoát ra khỏi bàn tay bạn. Mình chắc chắn là như vậy.

Quan niệm sai lầm thứ tư, đó là các cặp đôi sống chung trước hôn nhân sẽ bền chặt hơn những cặp đôi kết hôn mà không sống chung. Có một thực tế, đó là các cặp vợ chồng sống chung trước hôn nhân thường không hài lòng với cuộc sống sau khi kết hôn và một tỷ lệ% đáng kể cuối cùng là họ chọn ly hôn khi đã kết hôn hoặc chia tay trước khi dẫn đến kết hôn. Một cái lý do dẫn đến kết quả này là đàn ông và phụ nữ chưa kết hôn sống với nhau thường không quan tâm đến cuộc sống hôn nhân và ít cam kết với những lời hứa của mình. Ngoài ra, cái việc sống chung sớm thường khiến cho các cặp đôi nhìn thấy những cái mặt thật nhất của nhau những cái thói xấu à những cái hạn chế của nhau. Nếu một bên không thực sự chấp nhận và bên còn lại không thực sự thay đổi thì hôn nhân hạnh phúc sẽ chỉ là một mơ ước rất xa vời các bạn ạ.

Quan niệm sai lầm thứ 5 đó là phụ nữ càng có học vấn cao thì cơ hội kết hôn càng thấp. Sở dĩ có quan niệm này bởi vì nhiều người thấy rằng có nhiều phụ nữ học cao hiểu rộng, tài giỏi nhưng lại sống độc thân. Thực tế thì đây hoàn toàn không liên quan đến cái học vấn cao hay là học vấn thấp mà là do quan niệm sống của mỗi người. Những người phụ nữ có học vấn cao trong xã hội thì tiêu chí cho một cuộc hôn nhân của họ khác. Ví dụ như lựa chọn đối tác hôn nhân của mình có tiêu chuẩn cao hơn điều kiện học hành và kinh tế cũng phải tốt hơn. Và quan trọng nhất là chất lượng hôn nhân cải thiện hơn nhiều so với những người khác. Và chính vì họ đầu tư thời gian vào học tập nhiều nên rơi vào cái quãng người ta gọi là lớ thì. Chứ hoàn toàn không phải là cơ hội kết hôn thức. Điều này chỉ là rơi vào một số ít thôi, các bạn nhớ. Ngày xưa ấy, các cụ ở quê hay nói rằng là con gái thì học nhiều để làm gì? Câu này không có nghĩa là học nhiều thì khó lấy chồng mà ý muốn nói à? Con gái học nhiều rồi thì cũng đi theo chồng, mang lợi cho nhà chồng chư cha mẹ đẻ nuôi ăn học cũng chẳng được hưởng gì cả. Cho nên quan niệm cũ phần lớn không muốn cho con gái học nhiều.

Quan niệm sai lầm thứ 6 về hôn nhân đó là hôn nhân khiến phụ nữ bị bạo hành nhiều hơn. Trong những 5 gần đây, mạng xã hội phát triển nên chúng ta dễ tiếp cận với những cái đoạn clip bạo lực gia đình. Và nhiều chị em phụ nữ bảo nhau rằng lấy chồng mà thế này thì thà ở vậy còn hơn. Hay là lấy chồng như một canh bạc. Nhưng tất cả những cái suy nghĩ này đều không đúng. Ví dụ, khi mặt nước đang yên lặng thì một viên sỏi nhỏ ném xuống sẽ khiến chúng ta chú ý đúng không ạ? Nó giống như một cái clip về chồng đánh vợ vậy. Nó chỉ là một hiện tượng nhỏ chứ không phải đa số. Hôn nhân không phải là nơi sinh ra bạo lực đối với phụ nữ. Nhiều dữ kiện và báo cáo nghiên cứu cho thấy phụ nữ độc thân hoặc phụ nữ chưa kết hôn có nhiều khả năng và nguy cơ bị bạo lực hơn. Đàn ông trong hôn nhân thường không dùng bạo lực với vợ. Đôi khi họ chỉ to tiếng nhưng ít dùng đến vũ lực. Trong khi đó, phụ nữ độc thân dễ đối diện với bạo lực hơn. Nó xảy đến cả khi yêu và những mối quan hệ xã hội. Các bạn thân mến hôn nhân như mình chia sẻ, nó là cái mà người bên trong muốn ra người bên ngoài muốn nhảy vào. Tuy nhiên, những người muốn thoát ra là những người phải chịu đựng những bất hạnh của hôn nhân. Còn nếu cuộc sống hạnh phúc không ai lạnh dại mà rời bỏ cuộc hôn nhân của mình cả phải không ạ? À các bạn thân mến, hôn nhân có muôn hình vạn trạng, những cái câu chuyện khác nhau. Mỗi người nhìn nhận và định nghĩa nó một cách không giống nhau. Nhưng không có nghĩa là tất cả đều đúng.

Exit mobile version