Xin chào các bạn chào mừng các bạn đã trở lại với kênh tư vấn tình cảm và hôn nhân của khánh ngọc. Các bạn thân mến có một câu nói rằng nếu tình yêu khiến bạn gặp đôi cánh của mình thì đó không phải là tình yêu mà là sự phụ thuộc. Trong tình yêu, chúng mình vẫn thường nghe ai đó hoặc chính các bạn nói rằng anh không thể sống thiếu em. Đó có phải là một lời tuyên bố cho tình yêu hay không thì mình không dám chắc, nhưng mình chắc chắn rằng câu nói này chứa đựng một sự phụ thuộc rất mạnh mẽ. Vì thế, trong video này mình sẽ chia sẻ phân tích cho các bạn thấy là đừng bao giờ phát ngôn những câu như thế với người con gái mà bạn thích.
Mặc dù trong một số hoàn cảnh vì quá phấn khích vì yêu quá sâu đậm, một ai đó đàn ông thường buột miệng nói ra câu như vậy, hoặc là một số câu tương tự như là anh sẽ chẳng là gì nếu không có em. Hoặc anh muốn ở bên em đến hơi thở cuối cùng đúng không ạ? Thứ nhất, à, câu nói đó là kẻ thù đang rình rập tình yêu của bạn. Các bạn thân mến ờ có một thực tế phũ phàng là đằng sau những cái lời hứa vô tội vạ này. Có thể còn có một điều gì đó khác nữa. Khi bạn nói ra, bạn chỉ suy nghĩ trong đầu rằng nếu cô gái nghe được lời nói đó thì sẽ tin tưởng bạn hơn sẽ yêu bạn nhiều hơn. Nhưng bạn lại không hình dung được rằng là sau câu nói đó là kẻ thù của tình yêu đó chính là sự phụ thuộc. Vậy tình yêu trở thành sự phụ thuộc từ khi nào? Ờ, rất khó để mà chúng ta tìm thấy một cái điểm cụ thể, có thể nó xảy ra khi mà bạn đang theo đuổi cô gái. Có thể nó xảy ra khi bạn tán được cô gái đó rồi và cũng có thể nó xảy ra khi các bạn đã sống với nhau. Nhưng một cái tín hiệu rất rõ ràng cho sự phụ thuộc đó là khi bạn cảm thấy đau khổ trong mối quan hệ của mình nhưng bạn lại không muốn mất nó không muốn rời xa nó. Thì lúc đó chính là lúc tình yêu của bạn đã bị phụ thuộc. Mình, ví dụ, khi một cô gái hoặc một chàng trai nói với bạn rằng là chúng mình chia tay đi mọi chuyện chấm dứt rồi. Mặc dù là 2 bạn ngày nào cũng căng thẳng cũng cãi vã nhau và bản thân bạn bị tổn thương vì điều đó. Nhưng khi mà đối phương nói lời chia tay, bạn vẫn không cam lòng dứt bỏ, bạn sợ hãi khi mà người đó rời xa bạn hoặc bạn luyến tiếc lo lắng một cái điều gì đó mà không muốn chấm dứt mối quan hệ đã hết duyên này. Có thể là bạn đã bị phụ thuộc rất nhiều vào nó. Cái thứ 2 là kiểm soát và bị kiểm soát. Các bạn thân mến ờ những người bị phụ thuộc luôn có tâm trạng lo lắng, sợ hãi và ghen tuông. Mình, ví dụ, khi bạn nhắn tin cho bạn gái một hồi lâu sau mà không thấy cô gái nhắn tin phản hồi thì bạn bắt đầu là nghi ngờ ờ tức giận. Hàng loạt các câu hỏi sẽ xuất hiện trong đầu bạn, ví dụ như là cô ta đang làm cái quái gì vậy cô ta đang ở với thằng nào? Bạn không bao giờ nghĩ đến phương án khác có lợi cho cô gái. Ví dụ cô ấy đang bận hoặc là cô ấy đang đi trên đường. Có rất nhiều lý do mà cô gái chưa thể nhắn tin lại cho bạn nhưng bạn lại không chấp nhận những cái lý do đó. Thế thì đây là tâm lý kiểm soát nó là một dạng của sự phụ thuộc. Vì sao bạn lại tức giận khi mà cô ấy chưa phản hồi tin nhắn? Bởi vì bạn sợ cô ấy đang làm một cái điều gì đó mà bạn không biết. Hoặc là bạn sợ cô ấy không nhớ hay là không còn yêu bạn nữa. Bạn càng sợ thì sự phụ thuộc càng tăng lên. Mối quan hệ sẽ đi vào bế tắc và kết thúc. Bởi vì không gian của tình yêu quá ngột ngạt, bạn muốn kiểm soát đối phương luôn muốn biết là đối phương đang làm gì, đang ở đâu và có nhớ tới bạn hay không thì đó là những cái dấu hiệu bạn bị phụ thuộc vào cảm xúc. Khi bạn càng muốn kiểm soát người mà bạn yêu ấy thì bạn lại càng bị kiểm soát bởi tình yêu. Và đó là thứ tình yêu rất tiêu cực các bạn nhá. Cái dấu hiệu thứ 3 của sự phụ thuộc đó là thao túng. Khi bạn nói câu nói rằng tôi muốn cứu vãn tình yêu này= mọi giá. Hoặc là anh sẽ giữ em= mọi cách. Thì cái kiểu suy nghĩ này giống như là bạn đang cố gắng nắm lấy một cái tấm ván đang lênh đênh trên biển đối với bạn, điều quan trọng duy nhất là không được để nửa kia của mình ra đi vì bất cứ lý do gì, kể cả khi họ đã trôi dạt trên biển cả vô biên, đúng không ạ? Khi sự phụ thuộc lên đến cực độ, bạn sẽ không nghĩ đến việc ăn uống hay là ngủ nghỉ. Ở một cái mức độ nào đó, đây là một kiểu buộc tội bên kia phải chịu trách nhiệm về bất hạnh của mình. Đây cũng là một kiểu thao túng. Nếu cô gái nằng nặc đòi chia tay đàn ông đừng bao giờ nói anh cần em ở lại vì anh chẳng là gì nếu không có em. Cô gái có thể sẽ xuôi lòng vì câu nói này. Dù vẫn ở lại nhưng họ đã chán nản và không còn cảm giác yêu đương nữa. Các bạn có hiểu không ạ? À, nếu người đàn ông phụ thuộc làm cho cô gái cảm thấy bị tổn thương thì cô gái đấy sẽ không sẳn sàng để mà chịu trách nhiệm với tình yêu đó nữa. Mặc dù là mối quan hệ đã được duy trì tình yêu chỉ tồn tại trên danh nghĩa và sự kiểm soát của sự phụ thuộc này cuối cùng sẽ trở thành nguồn gốc của nỗi đau lẫn nhau. Sẽ không bao giờ có hạnh phúc cả. Vậy thì bạn phải làm gì khi mà biết mình là người phụ thuộc? Khi bạn nhận ra rằng bạn phụ thuộc mạnh mẽ vào một người mà bạn yêu thì trước hết bạn phải nhận ra rằng đã có vấn đề trong mối quan hệ của bạn. Phần lớn nhiều người đàn ông thường không nhận ra vấn đề trong mối quan hệ của mình trước khi nó có nguy cơ xảy ra mâu thuẫn và đổ vở. Tư duy của rất nhiều đàn ông khi yêu thường là cô ấy sẽ không dám chia tay mình đâu. Nhưng rất tiếc là suy nghĩ của phụ nữ diễn biến rất nhanh và đàn ông thường ở thế bị động khi mà người phụ nữ đã đề nghị chấm dứt. Thêm vào đó, sự phụ thuộc nó diễn ra một cách âm thầm thông qua suy nghĩ hành động mà chính người trong cuộc cũng không nhận ra. Hãy chú ý nếu bạn có những hành động và nói ra những cái câu như mình vừa chia sẻ thì bạn không phải đang yêu mà là đang dần trở thành nạn nhân của tình yêu. Nô nệ của tình yêu các bạn nhá. Thứ 2, khi bạn nhận ra rằng là bạn có xu hướng lý tưởng hóa đối tác của mình thì bạn cũng đang bị chìm vào sự phụ thuộc. Đây là cái điều điển hình trong giai đoạn đầu mới yêu. Bạn thấy cô gái mà mình đang theo đuổi đang yêu là tốt nhất đẹp nhất, phù hợp với bạn nhất mà không ai có thể thay thế cô ấy. Đây cũng là cái lý do mà tại sao bạn không thể thiết lập được mối quan hệ mới? Bạn sử dụng hình ảnh lý tưởng của mình đối với cô gái để mà làm cái thước đo trong tình yêu. Vì vậy, đừng bao giờ lý tưởng hóa hình ảnh của một ai đó trong tình yêu. Bởi vì tình yêu chẳng có hình mẫu lý tưởng nào cả, các bạn nhá. Khi bạn thấy mình là một người phụ thuộc thì cách tốt nhất là trao cho nhau sự tự do để cởi bỏ sợi dây trói buộc bản thân bạn. Đừng đặt những cái câu hỏi cho người mà bạn yêu. Thay vì cái điều đó, hãy khuyến khích bản thân tham gia vào các cái mối quan hệ mới để cân= cảm xúc của bạn. Cuối cùng, nếu biết không thể giữ được mối quan hệ mà bạn vẫn muốn ở bên cạnh người ấy thì bạn sẽ tự đưa bản thân vào hỗn loạn. Cảm giác này giống như là khi bạn nhớ về mọi người đã khuất. Bạn không tin rằng người đó đã rời xa bạn. Và sẽ rơi vào cái nỗi buồn và nỗi đau. Bạn cố gắng nắm bắt quá khứ thông qua ký ức. Và tiếp tục vật lộn trong nỗi đau như vậy. Ờ để tang cho sự tan rã của một mối quan hệ là một quá trình đau đớn và thực sự không cần thiết. Nỗi đau khi toàn vớ chính là sự phụ thuộc quá lớn. Tại sao có những người chia tay= cách nhẹ nhàng nhưng có những người lại không làm được điều đó? Họ luôn dằn vặt bản thân và thù hận người ra đi. Đó không phải là họ yêu người kia quá nhiều mà là phụ thuộc vào người kia quá lớn. Còn những người thực sự yêu nhưng họ không bị phụ thuộc thì họ sẽ chúc phúc cho nhau và họ thấy thanh thản vì cái điều đó các bạn thân mến vượt qua sự phụ thuộc trong tình yêu không phải là điều dễ dàng. Đàn ông cũng như phụ nữ khi yêu đều có thể rơi vào sự phụ thuộc, nhưng nhận ra được điều đó sớm hay muộn mới là vấn đề đừng trở thành một người phụ thuộc trong tình yêu.