Kiểm soát nội bộ là một hoạt động quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả và an toàn cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về khái niệm, mục tiêu và các nguyên tắc lưu ý cần ghi nhớ khi thực hiện kiểm soát nội bộ.
**Kiểm soát nội bộ là gì?**
Theo Luật Kế toán năm 2015, “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.
Theo báo cáo COSO 2013, “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc, đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.”
Có thể thấy kiểm soát nội bộ là một hệ thống gồm các yếu tố như con người, chính sách, quy trình và công cụ được sử dụng để giám sát và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích của kiểm soát nội bộ là giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh một cách hợp lý và an toàn.
**Mục tiêu của kiểm soát nội bộ**
Theo báo cáo COSO 2013, có ba nhóm mục tiêu chính mà hệ thống kiểm soát nội bộ hướng tới:
– Nhóm mục tiêu về hoạt động: Nhóm mục tiêu này được thể hiện thông qua sự hoạt động hữu hiệu của việc sử dụng các nguồn lực nội bộ như nhân lực, vật lực và tài lực,…
– Nhóm mục tiêu về báo cáo: Gồm các báo cáo tài chính và phi tài chính cho người bên ngoài cũng như bên trong Công ty sử dụng.
– Nhóm mục tiêu về tuân thủ: Gồm việc tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy chuẩn có liên quan.
**Các nguyên tắc lưu ý cần ghi nhớ khi thực hiện kiểm soát nội bộ**
Để có được một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả