chợ tốt việc làm blog kinh nghiệm viết cv xin việc tuyển dụng – tìm việc làm

KỸ NĂNG GIAO TIẾP KỸ NĂNG ỨNG XỬ CÔNG SỞ

Ứng xử nơi công sở là câu chuyện muôn thuở được khá nhiều người thường xuyên mổ xẻ và nghiên cứu để tìm ra những cách cư xử đúng đắn, phù hợp nhất trong công sở. Tuy nhiên, vì mỗi môi trường có những kiểu người khác nhau, tính chất công việc khác nhau nên cũng yêu cầu cần có những cách ứng xử khéo léo để phù hợp. Nhưng bạn biết đấy, bất cứ điều gì đều có những nguyên tắc cơ bản của nó và từ đó người ta mới biến tấu từ cái căn bản đó để phù hợp với môi trường vào mỗi con người khác nhau. Một hiểu ý sếp, điều quan trọng nhất luôn là cấp lãnh đạo. Bạn cần hiểu tính sếp, hiểu rõ về cấp lãnh đạo của mình sẽ giúp bạn thực hiện công việc một cách trôi chảy hơn. Một ông sếp kỹ tính sẽ có những yêu cầu cao trong công việc, yêu cầu nhân viên mình có tác phong nhanh nhẹn, luôn đúng mực hoặc sếp bạn là người không quá quan trọng về hình thức làm việc, họ chỉ yêu cầu sự chính xác, tính trung thực và khả năng công việc của bạn. Hiểu rõ về sếp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những việc bạn cần phải làm để hoàn thành công việc một cách tốt hơn. Nói như vậy, không có nghĩa bạn phải thuộc vào dạng nịnh nọt sếp của mình. Điều đó khác xa với sự nịnh nọt, bạn cần phân biệt rõ hiểu về sếp, tác phong làm việc của lãnh đạo sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn chứ không phải dựa vào sự nịnh nọt để thăng tiến, dù bạn chẳng hề có năng lực nhé. Đây hòa đồng với đồng nghiệp, đồng nghiệp là những người thường xuyên tiếp xúc với bạn trong công việc, làm tốt việc ứng xử với đồng nghiệp sẽ giúp bạn có thêm nhiều bạn bè, đồng nghiệp tốt, giúp đở bạn trong công việc hoặc sẽ ngược lại, bạn sẽ nhận được những điều không mong muốn. 3 tránh mâu thuẫn không cần thiết, cần tuyệt đối tránh những mâu thuẫn không cần thiết cả với sếp và đồng nghiệp của mình. Điều này chẳng có gì tốt đẹp và có lợi cho bạn cả. Hãy cư xử một cách khéo léo để tránh gây mất mặt, bất lợi cho đối phương và cần nhất là tránh những điều không tốt cho bản thân bạn nếu bạn làm sai. Hãy nhận và sửa sai và ngược lại nếu người khác sai, hãy từ tốn chỉ ra cái sai đó của họ để họ hiểu và không tạo nên những thù oán không đáng có trong môi trường làm việc, cư xử không đúng, có khả năng khiến người khác có cái nhìn không tốt và tiêu cực về bạn. Mất lòng tin đối với người khác là điều rất khó khăn để bạn có thể làm việc một cách lâu dài. 4 quan trọng nhất là sự chân thành, bạn có thể tham khảo, vận dụng những điều mà bạn học hỏi được để ứng dụng trong việc cư xử trong chốn công sở. Điều đó giúp bạn trở nên duyên dáng, mềm mại hơn trong văn hóa ứng xử. Nhưng bạn nên nhớ rằng. Nền tảng của tất cả mọi sự thành công đều nên xuất phát từ sự chân thành, thật lòng. Dù bạn có khéo léo đến đâu, người ta vẫn dễ dàng nhận ra sự giả dối trong cách cư xử của bạn đối với họ. Vậy nên hãy hành động và cư xử khi chính bản thân bạn muốn như vậy bạn nhé. 5 giúp đở người khác hãy luôn giúp đở người khác khi họ cần sự giúp đở từ bạn môi trường công sở cũng như xã hội bên ngoài, bạn đối xử với họ như thế nào, bạn

sẽ nhận lại được như thế, hãy đối đãi với mọi người= sự cảm thông, sẻ chia rộng lượng của mình, giúp họ thành công hơn trong công việc. Họ sẽ tự cảm thấy bạn là người thuộc diện an toàn, sẽ chẳng có gì gây nguy hại đến vị trí của họ cả và tất nhiên là bạn cũng nên giữ suy nghĩ đó cho bản thân. Không nên có ý định đạp người khác để dọn đường cho sự nghiệp của mình, bạn sẽ nhận lại những điều xứng đáng mà bạn không ngờ tới. 6 tạo nên những điểm nhấn của cá nhân. Điểm nhấn ở đây không phải là sự khác biệt về ngoại hình trang phục mà là điểm nhấn về tài năng, năng lực công việc và nhân cách của chính bạn. Bạn cần biết tự xây dựng cho mình một hình tượng cần thiết như chính con người của bạn vậy.

Exit mobile version