kỹ năng năng lực kế toán tiền lương

a) Các năng lực cơ bản

(1) Sử dụng công nghệ thông tin 

– Yêu cầu kiến thức:

+ Hiểu biết về kiến trúc máy tính.

+ Hiểu biết về việc truyền và nhận thông tin qua mạng máy tính.

+ Biết các thao tác cơ bản đối với phần mềm Word, Excel.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Sử dụng máy vi tính đúng cách, đảm bảo an toàn cho người và máy.

+ Xử lý được việc tháo, lắp các thiết bị ngoại vi vào máy tính.

+ Thực hiện thành thạo việc truyền nhận thông tin qua mạng máy tính.

+ Cài đặt được các phần mềm Word, Excel, phần mềm kế toán.

+ Sử dụng công cụ tìm kiếm tra cứu cập nhật các chính sách chế độ kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương.

+ Sử dụng thành thạo phần mềm Word trong việc soạn thảo lưu trữ các chứng từ kế toán tiền lương: Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

+ Sử dụng thành thạo phần mềm Excel trong lập sổ chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương: cập nhật dữ liệu, tính toán số liệu bằng các hàm Excel.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm hoàn thành công việc.

+ Cẩn thận, nghiêm túc trong công việc.

+ Linh hoạt trong xử lý tình huống sự cố máy tính.

+ Tích cực học tập nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin.

(2) Duy trì sức khỏe

– Yêu cầu kiến thức:

+ Trình bày nội dung cơ bản về lý luận và phương pháp thể dục thể thao.

+ Trình bày vai trò và tác dụng của thể dục thể thao đối với sức khỏe.

+ Trình bày kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện một số môn thể thao phổ cập.

+ Trình bày các phương pháp cơ bản tổ chức tập luyện, một số điều luật cơ bản và hướng dẫn hoạt động thể thao.

+ Trình bày phương pháp tự học và tự tổ chức luyện tập thể dục thể thao theo nhóm.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Thực hiện được kỹ thuật cơ bản về thể dục thể thao để duy trì và rèn luyện sức khỏe.

+ Luyện tập một số môn thể thao cơ bản.

+ Tham gia, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao tập thể.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm bản thân trong luyện tập thể dục thể thao.

+ Tích cực trong hoạt động nhóm.

+ Có tinh thần tự rèn luyện thể chất.

(3) Hiểu biết về chính trị, tuân thủ pháp luật

– Yêu cầu kiến thức:

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng CSVN.

+ Hiểu biết cơ bản về truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.

+ Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào cuộc sống công việc.

+ Nắm vững và thực hiện theo đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng CSVN.

+ Chấp hành chính sách quy định pháp luật: tuân thủ nội quy trường học, đơn vị, tuân thủ luật giao thông… 

+ Rèn luyện trở thành người lao động có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức trách nhiệm thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Không ngừng học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Tích cực học tập nâng cao nhận thức chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

(4) Hiểu biết an ninh quốc phòng

– Yêu cầu kiến thức:

+ Trình bày được những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

+ Trình bày những kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh.

+ Trình bày kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Thực hiện công tác tập đội hình đội ngũ

+ Duy trì lễ tiết tác phong quân nhân quân đội

+ Sống có kỷ luật có tổ chức.

+ Sử dụng vũ khí được trang bị thành thạo.

+ Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm khi tham gia thực hiện điều lệnh đội hình đội ngũ.

+ Có trách nhiệm trong thực hiện kỷ luật quân đội.

+ Không ngừng học tập nâng cao nhận thức về an ninh quốc phòng.

b) Các năng lực chung

(1) Có kiến thức về luật doanh nghiệp

– Yêu cầu kiến thức:

+ Hiểu biết cơ bản về lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật.

+ Có kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý chuyên ngành về luật hiến pháp, luật hành chính, luật dân sự, luật hình sự, luật kinh doanh, luật quốc tế trong việc nhận biết và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong thực tiễn công việc.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Có kỹ năng trong đàm phán, giao kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh – thương mại.

+ Có kỹ năng cơ bản trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh – thương mại.

+ Có khả năng tư vấn pháp luật kinh doanh.

+ Có kỹ năng cơ bản trong thành lập và quản trị doanh nghiệp.

+ Vận dụng các kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật để để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.

+ Thận trọng và nghiêm túc trong công việc.

+ Tuân thủ các quy định pháp luật.

+ Tích cực cập nhật các kiến thức về luật doanh nghiệp.

(2) Hiểu biết về kế toán 

– Yêu cầu kiến thức:

+ Nêu được những vấn đề cơ bản về luật kinh tế, các chuẩn mực kế toán, các quy định thông tư liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

+ Trình bày được các nội dung cơ bản trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp.

+ Trình bày được nội dung cơ bản trên chứng từ.

+ Trình bày được khái niệm liên quan đến hạch toán kế toán.

+ Trình bày được cách tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp.

+ Trình bày được các nhóm tài khoản, hệ thống chứng từ trong doanh nghiệp.

+ Trình bày được các phương pháp kế toán.

+ Trình bày được các hình thức kế toán.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Vận dụng được hệ thống tài khoản theo quy định hiện hành.

+ Áp dụng hệ thống chứng từ kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ phù hợp với doanh nghiệp.

+ Áp dụng hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với doanh nghiệp.

+ Phân loại được các nghiệp vụ kế toán theo vị trí việc làm.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm trong công việc.

+ Tuân thủ quy định nghề nghiệp.

+ Tích cực cập nhật kiến thức liên quan lĩnh vực tài chính.

(3) Tính toán và xử lý số liệu kế toán

– Yêu cầu kiến thức:

+ Giải thích được ý nghĩa của việc tính toán và xử lý số liệu kế toán.

+ Biết cách thu thập số liệu.

+ Trình bày được các phương pháp tính toán, thống kê số liệu.

+ Trình bày quy trình lưu trữ hồ sơ tài liệu.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Thu thập số liệu cần cho công việc.

+ Thực hiện tính toán, thống kê số liệu theo yêu cầu công việc.

+ Lập báo cáo xử lý thống kê số liệu.

+ Lưu trữ hồ sơ tài liệu.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Trách nhiệm trong công việc.

+ Cẩn thẩn, tỉ mỉ khi thực hiện thống kê, nhập, tính toán số liệu.

+ Học hỏi trau dồi kỹ năng xử lý việc tính toán nhanh, hiệu quả.

(4) Sử dụng phần mềm kế toán

– Yêu cầu kiến thức:

+ Biết cách tổ chức cơ sở dữ liệu trên phần mềm.

+ Biết cách tổ chức các công việc kế toán trên phần mềm.

+ Biết cách sử dụng phần mềm để làm kế toán tiền lương.

+ Biết cách nhập, xử lý dữ liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trên phần mềm.

+ Xác định được các vấn đề liên quan bản quyền và các quy định cấp phép khi sử dụng phần mềm kế toán

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Tổ chức được dữ liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trên phần mềm.

+ Nhập chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương vào phần mềm.

+ Truy cập, in chứng từ, sổ chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương từ phần mềm.

+ Lưu trữ bảo mật thông tin kế toán trên phần mềm. 

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Thái độ nghiêm túc, cẩn thận, trách nhiệm trong công việc.

+ Có khả năng xử lý tình huống mất hoặc hỏng dữ liệu kế toán trên phần mềm.

+ Có trách nhiệm, tôn trọng sở hữu, bản quyền của tác giả.

+ Tích cực tự học nâng cao trình độ.

(5) Cập nhập các chính sách thuế

– Yêu cầu kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản về chính sách thuế.

+ Có kiến thức cơ bản về Luật quản lý thuế.

+ Hiểu biết cơ bản giải quyết các vấn đề về thuế trong doanh nghiệp.

– Yêu cầu kỹ năng: 

+ Có kỹ năng cơ bản khi giải quyết các thủ tục về thuế phát sinh trong doanh nghiệp.

+ Xử lý được tình huống phát sinh liên quan đến chính sách thuế.

+ Có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề về thuế trong doanh nghiệp phù hợp.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.

+ Thận trọng và nghiêm túc trong công việc.

+ Tuân thủ quy định nghề nghiệp.

+ Tích cực nghiên cứu cập nhật các thông tin mới về chính sách thuế.

c) Các năng lực chuyên môn

(1) Lập và tiếp nhận chứng từ kế toán tiền lương

– Yêu cầu kiến thức:

+ Trình bày các hình thức tiền lương, khái niệm quỹ lương, các khoản trích theo lương.

+ Trình bày phương pháp tính lương theo quy định hiện hành.

+ Trình bày nội dung, ý nghĩa các loại chứng từ liên quan đến kế toán tiền lương: bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm/công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán công việc…

+ Trình bày nội dung, phương pháp lập bảng thanh toán tiền lương.

+ Trình bày nội dung thuế TNCN khấu trừ tại nguồn đối với các hợp đồng giao khoán công việc.

+ Mô tả quy trình lưu trữ và bảo mật hồ sơ chứng từ kế toán.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Tiếp nhận, kiểm tra đủ các chứng từ dùng để lập Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương gồm: hợp đồng làm việc, bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm/công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán công việc, đơn xin nghỉ phép… theo kỳ tính lương.

+ Tính thuế TNCN khấu trừ tại nguồn đối với các hợp đồng giao khoán công việc (nếu có) và chuyển cho bộ phận kế toán thuế để làm quyết toán thuế.

+ Lập các chỉ tiêu kinh tế trên bảng thanh toán tiền lương phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.

+ Tính toán và điền các thông tin kinh tế vào bảng thanh toán tiền lương đúng nội dung và số liệu căn cứ vào các chứng từ liên quan đến kế toán tiền lương bằng phương pháp thủ công, hoặc bằng phần mềm Word, Excel, hoặc bằng phần mềm kế toán.

+ Lưu trữ và bảo mật chứng từ kế toán tiền lương.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm với Bảng thanh toán tiền lương đã lập.

+ Kịp thời cập nhật thông tin, chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính.

+ Linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống trong công việc.

+ Cẩn thận trong việc ghi chép thông tin, lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ.

(2) Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

– Yêu cầu kiến thức:

+ Trình bày được ý nghĩa, nội dung của bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

+ Trình bày được tỷ lệ các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành.

+ Trình bày được phương pháp phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương dựa trên quy định tài chính phù hợp tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Mô tả quy trình lưu trữ và bảo mật chứng từ kế toán tiền lương.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Xác định được các đối tượng tính lương, trích lương trong doanh nghiệp.

+ Xác định được kết cấu bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương theo đặc thù của doanh nghiệp.

+ Tính được tổng số tiền lương phải trả, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho từng đối tượng.

+ Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương đúng phương pháp, đảm bảo thông tin và số liệu là đầy đủ và phù hợp với doanh nghiệp.

+ Thực hiện lưu trữ, luân chuyển chứng từ tiền lương đúng quy định.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm với Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương đã xây dựng.

+ Kịp thời cập nhật thông tin, chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính.

+ Linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống trong công việc.

+ Cẩn thận trong việc ghi chép thông tin, lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ.

(3) Kế toán chi tiết tiền lương

– Yêu cầu kiến thức:

+ Biết cách cập nhật các chế độ chính sách mới liên quan đến tiền lương.

+ Trình bày kết cấu các tài khoản liên quan đến kế toán tiền lương.

+ Trình bày được phương pháp kế toán tiền lương.

+ Mô tả được phương pháp ghi sổ chi tiết tài khoản tiền lương.

+ Mô tả quy trình lưu trữ và bảo mật hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Phân tích được nội dung nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền lương, vận dụng phương pháp hạch toán tiền lương để định khoản đảm bảo tính chính xác về nội dung và số liệu.

+ Ghi sổ chi tiết tài khoản tiền lương: căn cứ chứng từ kế toán tiền lương, mở sổ ghi chép các nội dung kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương, đảm bảo mở đủ số lượng sổ chi tiết theo yêu cầu quản lý thông tin của doanh nghiệp.

+ Thực hiện việc kiểm tra đối chiếu, cung cấp số liệu kế toán chi tiết tiền lương với các bộ phận kế toán trong doanh nghiệp.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán tiền lương.

+ Lưu trữ và bảo mật hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm khi thực hiện công việc kế toán chi tiết tiền lương.

+ Có khả năng kiểm tra, phân tích và xử lý sai sót trong hạch toán kế toán tiền lương.

+ Kịp thời cập nhật thông tin, chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính.

+ Linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống trong công việc.

+ Cẩn thận trong việc ghi chép thông tin, lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ.

(4) Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương

– Yêu cầu kiến thức:

+ Biết cách cập nhật các chế độ chính sách mới liên quan đến các khoản trích theo lương.

+ Trình bày kết cấu các tài khoản liên quan đến các khoản trích theo lương.

+ Trình bày được phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương.

+ Mô tả được phương pháp ghi sổ chi tiết tài khoản các khoản trích theo lương.

+ Mô tả quy trình lưu trữ và bảo mật hồ sơ chứng từ, sổ kế toán.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Phân tích được nội dung nghiệp vụ kế toán liên quan đến các khoản trích theo lương, vận dụng phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương để định khoản đảm bảo tính chính xác về nội dung và số liệu.

+ Ghi sổ chi tiết tài khoản các khoản trích theo lương: Căn cứ chứng từ kế toán các khoản trích theo lương, mở sổ ghi chép các nội dung kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản trích theo lương, đảm bảo mở đủ số lượng sổ chi tiết theo yêu cầu quản lý thông tin của doanh nghiệp.

+ Thực hiện việc kiểm tra đối chiếu, cung cấp số liệu kế toán chi tiết các khoản trích theo lương với các bộ phận kế toán trong doanh nghiệp.

+ Thực hiện được các giao dịch với các cơ quan bảo hiểm bao gồm việc tiếp nhận và xử lý các giấy tờ liên quan đến chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán tiền lương.

+ Lưu trữ và bảo mật hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm khi thực hiện công việc kế toán chi tiết các khoản trích theo lương.

+ Có khả năng kiểm tra, phân tích và xử lý sai sót trong hạch toán kế toán các khoản trích theo lương.

+ Kịp thời cập nhật thông tin, chính sách mới về tiền lương và bảo hiểm xã hội.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính.

+ Linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống trong công việc.

+ Cẩn thận trong việc ghi chép thông tin, lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ.

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn sử dụng capcut

    Hướng dẫn sử dụng capcut Capcut là một ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí và dễ sử dụng cho điện thoại thông minh. Bạn có thể tạo ra những video ấn tượng với nhiều hiệu ứng, âm thanh, chữ và sticker. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng … Đọc tiếp

  • Tưởng nhớ vnweblogs

    vnweblogs đã chính thức dừng hoạt động sau 20 năm tồn tại và phát triển. Đây là một sự kiện đáng tiếc đối với cộng đồng blogger Việt Nam, bởi vnweblogs đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, chia sẻ và phát triển kiến thức của các blogger trong nước. vnweblogs được … Đọc tiếp

  • Tưởng nhớ Diễn đàn truongton.net

    Diễn đàn truongton.net đã chính thức dừng hoạt động sau 20 năm tồn tại và phát triển. Đây là một sự kiện đáng tiếc đối với cộng đồng giáo viên Việt Nam, bởi diễn đàn đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, chia sẻ và phát triển kiến thức của các giáo … Đọc tiếp

  • Cách sữa xe máy bị ngập nươc

    Cách sữa xe máy bị ngập nước Xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến của nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, trong mùa mưa bão, xe máy có thể bị ngập nước do đi qua những đoạn đường ngập sâu hoặc để ngoài trời. Điều này có thể gây hư hỏng cho động … Đọc tiếp

  • Danh mục mã vùng điện thoại cố định tại Việt Nam

    Số điện thoại các tỉnh thành phố tại Việt Nam Mã vùng Tên tỉnh 293 Hậu Giang 202 Dự phòng 277 Đồng Tháp 279 Dự phòng 239 Hà Tĩnh 278 Dự phòng 263 Lâm Đồng 271 Bình Phước 252 Bình Thuận 270 Vĩnh Long 24 Hà Nội 268 Dự phòng 299 Sóc Trăng 269 Gia Lai 250 Dự phòng 212 Sơn La 234 Thừa Thiên – Huế 267 Dự phòng 266 Dự phòng 216 Yên Bái … Đọc tiếp