Nghề Tài chính – Ngân hàng

Tài chính – Ngân hàng là ngành nghề liên quan đến các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các công cụ tài chính của ngân hàng phát hành trong phạm vi nội địa và quốc tế; lĩnh vực tài chính tại các doanh nghiệp. 

Nghề Tài Chính -Ngân hàng là nghề thực hiện các công việc: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu), nghiệp vụ thanh toán, kế toán ngân hàng thương mại, nghiệp vụ kho quỹ, xử lý rủi ro tín dụng, thẩm định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp, phân tích và quản trị tài chính, môi giới chứng khoán.

Nhiệm vụ chính của nghề: 

– Nghề Tài chính là theo dõi vốn, dòng tiền của công ty, của doanh nghiệp. Nghề tài chính thực hiện việc đưa ra quyết định về vay tiền hay thoả thuận các hợp đồng về tài chính. Người quản lý tài chính là người liên quan tới hầu như các lĩnh vực của một công ty;

– Nghề Tài chính – Ngân hàng là thực hiện các nghiệp vụ huy đồng vốn, nghiệp vụ tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu…), thực hiện nghiệp vụ thanh toán (thanh toán cá nhân, thanh toán doanh nghiệp, thanh toán trong nước và quốc tế), nghiệp vụ đầu tư tài chính và một số nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.

Việc luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế và việc sử dụng tài chính trong doanh nhiệp được vận hành giống như các mạch máu trong cơ thể, nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống của nền kinh tế. Do đó, nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp. Với những kiến thức và kỹ năng được đào tạo khi học nghề Tài Chính – Ngân hàng trình độ cao đẳng, người lao động có thể làm việc ở các đơn vị cơ quan như: 

– Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

– Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính; quỹ đầu tư, sàn giao dịch chứng khoán;

– Công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kế toán của các công ty;

– Bộ phận tài chính của các công ty, tập đoàn.

Nghề Tài chính – Ngân hàng trình độ cao đẳng đòi hỏi các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm… để đáp ứng yêu cầu của từng vị trí công việc và yêu cầu làm việc trong môi trường đầy năng động và giàu tính cạnh tranh và toàn cầu hóa. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Người học sau khi tốt nghiệp nghề Tài chính- Ngân hàng trình độ cao đẳng phải đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Khối lượng kiến thức tối thiểu là 1.740 giờ, tương đương 80 tín chỉ. 

  1. Kiến thức

– Kiến thức đại cương:

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quân sự và rèn luyện sức khỏe;

+ Trình bày được các kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận vấn đề thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng.

– Kiến thức cơ sở ngành:

+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về tài chính tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, quản trị học, kế toán;

+ Trình bày được các khái niệm, công thức toán tài chính;

+ Trình bày được kiến thức ngoại ngữ cơ bản đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

+ Trình bày được kiến thức tin học trong công tác Tài chính – Ngân hàng đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

+ Các kiến thức cơ sở ngành sẽ là sơ sở để nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu của ngành.

– Kiến thức chuyên ngành:

+ Liệt kê, mô tả được các biểu mẫu, chứng từ ngân hàng liên quan đến các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (tín dụng cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ thương mại), kho quỹ, thẩm định tín dụng, xử lý nợ, kế toán;

+ Liệt kê được quy trình thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (tín dụng cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ thương mại), kho quỹ, thẩm định tín dụng, xử lý nợ;

+ Trình bày được các kiến thức, nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng;

+ Liệt kê được các rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng; trình bày được các bước trong quy trình xử lý rủi ro tín dụng ngân hàng;

+ Trình bày được cách thức thực hiện các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán;

+ Trình bày được một số chỉ tiêu tài chính sử dụng đánh giá tình hình kinh tế, ngân hàng và thị trường tài chính;

+ Trình bày và phân tích được được các chỉ tiêu tài chính để định giá tài sản doanh nghiệp, thẩm định tài sản và quản trị tài chính.

Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

  1. Kỹ năng

– Kỹ năng nhận thức:

+ Vận dụng tư duy, sáng tạo, giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện, làm việc nhóm khi thực hiện công việc;

+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn vào thực tiễn, từng bước phát triển năng lực nghề nghiệp; 

+ Lập luận, nghiên cứu, tính toán và phân tích dữ liệu, xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề trong công việc;

+ Ứng dụng được công nghệ thông tin cơ bản trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; 

+ Lập được kế hoạch tổ chức và thực hiện công việc theo kế hoạch;

+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Kỹ năng thực hành nghề:

+ Lập được các chứng từ, phân loại, kiểm tra, xử lý các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (tín dụng cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ thương mại), kho quỹ, thẩm định tín dụng, xử lý nợ, quản trị tài chính, môi giới chứng khoán;

+ Thực hiện được các công việc theo các bước trong quy trình của nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán…), kho quỹ, thẩm định tín dụng, quản trị tài chính, thẩm định tài sản, môi giới chứng khoán;

+ Hạch toán được các nghiệp vụ kế toán, lập được các báo cáo theo quy định của pháp luật. 

+ Dự báo, phát hiện được các rủi ro tín dụng, đề ra được các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng;

+ Thực hiện được các bước xử lý rủi ro tín dụng;

+ Áp dụng được các phương pháp, các công thức tính toán để phân tích tài chính; 

+ Tính toán, phân tích được các chỉ tiêu tài chính thực hiện công việc định giá giá trị doanh nghiệp, định giá tài sản, quản trị tài chính;

+ Thực hiện được việc phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực dịch vụ Tài chính – Ngân hàng;

+ Vận dụng được lý thuyết vào nghiên cứu khoa học, thực tiễn và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Bài viết liên quan

  • vị trí việc làm nhân sự Quản trị thương hiệu

    Bạn đang tìm kiếm một vị trí việc làm nhân sự Quản trị thương hiệu? Bạn có đam mê về xây dựng và duy trì hình ảnh của một doanh nghiệp trên thị trường? Bạn có kỹ năng giao tiếp, sáng tạo và phân tích tốt? Nếu câu trả lời là có, bạn có thể … Đọc tiếp

  • Kỹ năng nghề Quản trị truyền thông doanh nghiệp

    Quản trị truyền thông doanh nghiệp là một ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và có tầm nhìn chiến lược trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh của doanh nghiệp trên các kênh truyền thông khác nhau. Người làm quản trị truyền thông doanh nghiệp phải có khả năng phân … Đọc tiếp

  • vị trí việc làm Quản trị Digital Marketing

    Bạn đang tìm kiếm một vị trí việc làm Quản trị Digital Marketing? Bạn có kinh nghiệm và đam mê trong lĩnh vực này? Bạn muốn làm việc trong một môi trường năng động, sáng tạo và thân thiện? Nếu câu trả lời là có, hãy đọc tiếp để biết thêm chi tiết về công … Đọc tiếp

  • Kỹ Năng người làm việc ở vị trí Kế toán bán hàng

    Kế toán bán hàng là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Người làm việc ở vị trí này có nhiệm vụ ghi nhận, kiểm soát và báo cáo các hoạt động liên quan đến bán hàng của công ty, như xuất hóa đơn, thu tiền, lập báo … Đọc tiếp

  • Ngành Nghề Tài chính – Ngân hàng

    Ngành Nghề Tài chính – Ngân hàng là một trong những ngành học thu hút nhiều thí sinh bởi cơ hội nghề nghiệp đa dạng và thu nhập cao. Đây là ngành học liên quan đến các hoạt động giao dịch, lưu thông và vận hành tiền tệ thông qua ngân hàng và các công … Đọc tiếp