chợ tốt việc làm blog kinh nghiệm viết cv xin việc tuyển dụng – tìm việc làm

Yêu cầu kiến thức, kỹ năng kế toán tồn kho

a) Các năng lực cơ bản

(1) Sử dụng công nghệ thông tin 

– Yêu cầu kiến thức:

+ Hiểu biết về kiến trúc máy tính.

+ Hiểu biết về việc truyền và nhận thông tin qua mạng máy tính.

+ Biết các thao tác cơ bản đối với phần mềm Word, Excel.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Sử dụng máy vi tính đúng cách, đảm bảo an toàn cho người và máy.

+ Xử lý được việc tháo, lắp các thiết bị ngoại vi vào máy tính.

+ Thực hiện thành thạo việc truyền nhận thông tin qua mạng máy tính.

+ Cài đặt được các phần mềm Word, Excel, phần mềm kế toán.

+ Sử dụng thành thạo phần mềm Word trong việc soạn thảo lưu trữ các chứng từ kế toán vốn bằng tiền.

+ Sử dụng thành thạo phần mềm Excel như: cập nhật dữ liệu, tính toán số liệu bằng các hàm Excel.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm hoàn thành công việc.

+ Cẩn thận, nghiêm túc trong công việc.

+ Linh hoạt trong xử lý tình huống sự cố máy tính.

+ Tích cực học tập nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin.

(2) Duy trì sức khỏe

– Yêu cầu kiến thức:

+ Trình bày nội dung cơ bản về lý luận và phương pháp thể dục thể thao.

+ Trình bày vai trò và tác dụng của thể dục thể thao đối với sức khỏe.

+ Trình bày kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện một số môn thể thao phổ cập.

+ Trình bày các phương pháp cơ bản tổ chức tập luyện, một số điều luật cơ bản và hướng dẫn hoạt động thể thao.

+ Trình bày phương pháp tự học và tự tổ chức luyện tập thể dục thể thao theo nhóm.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Thực hiện được kỹ thuật cơ bản về thể dục thể thao để duy trì và rèn luyện sức khỏe.

+ Luyện tập một số môn thể thao cơ bản.

+ Tham gia, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao tập thể.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm bản thân trong luyện tập thể dục thể thao.

+ Tích cực trong hoạt động nhóm.

+ Có tinh thần tự rèn luyện thể chất.

(3) Hiểu biết về chính trị, tuân thủ pháp luật

– Yêu cầu kiến thức:

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng CSVN.

+ Hiểu biết cơ bản về truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.

+ Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào cuộc sống công việc.

+ Nắm vững và thực hiện theo đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng CSVN.

+ Chấp hành chính sách quy định pháp luật: tuân thủ nội quy trường học, đơn vị, tuân thủ luật giao thông… 

+ Rèn luyện trở thành người lao động có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức trách nhiệm thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Không ngừng học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Tích cực học tập nâng cao nhận thức chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

(4) Hiểu biết an ninh quốc phòng

– Yêu cầu kiến thức:

+ Trình bày được những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

+ Trình bày những kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh.

+ Trình bày kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Thực hiện công tác tập đội hình đội ngũ

+ Duy trì lễ tiết tác phong quân nhân quân đội

+ Sống có kỷ luật có tổ chức.

+ Sử dụng vũ khí sơ thô thành thạo.

+ Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm khi tham gia thực hiện điều lệnh đội hình đội ngũ.

+ Có trách nhiệm trong thực hiện kỷ luật quân đội.

+ Không ngừng học tập nâng cao nhận thức về an ninh quốc phòng.

b) Các năng lực chung

(1) Có kiến thức về luật doanh nghiệp

– Yêu cầu kiến thức:

+ Trình bày kiến thức cơ bản về luật doanh nghiệp.

+ Có kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý chuyên ngành về luật hiến pháp, luật hành chính, luật dân sự, luật hình sự, luật kinh doanh, luật quốc tế trong việc nhận biết và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong thực tiễn công việc.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Có kỹ năng trong đàm phán, giao kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh – thương mại.

+ Có kỹ năng cơ bản trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh – thương mại.

+ Có khả năng tư vấn pháp luật kinh doanh. 

+ Có kỹ năng cơ bản trong thành lập và quản trị doanh nghiệp.

+ Vận dụng các kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật để để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.

+ Thận trọng và nghiêm túc tuân thủ quy định nghề nghiệp.

+ Tuân thủ quy định về pháp luật.

+ Tích cực cập nhật các kiến thức về luật doanh nghiệp.

(2) Vận dụng các chính sách thuế hiện hành

– Yêu cầu kiến thức:

+ Trình bày kiến thức cơ bản về chế độ kế toán hiện hành.

+ Trình bày kiến thức cơ bản về các chính sách thuế hiện hành.

+ Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên sâu để giải quyết các vấn đề về thuế trong doanh nghiệp.

– Yêu cầu kỹ năng: 

+ Vận dụng đúng chế độ kế toán hiện hành tại doanh nghiệp.

+ Xử lý được tình huống phát sinh liên quan đến chính sách thuế. 

Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm trong công việc.

+ Tuân thủ quy định nghề nghiệp.

+ Tích cực cập nhật kiến thức liên quan kế toán vốn bằng tiền.

(3) Hiểu biết về kế toán 

– Yêu cầu kiến thức:

+ Nêu được những vấn đề cơ bản về luật kinh tế, các chuẩn mực kế toán, các quy định thông tư liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

+ Trình bày được các nội dung cơ bản trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp.

+ Trình bày được nội dung cơ bản trên chứng từ.

+ Trình bày được khái niệm liên quan đến hạch toán kế toán.

+ Trình bày được cách tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp.

+ Trình bày được các nhóm tài khoản, hệ thống chứng từ trong doanh nghiệp.

+ Trình bày được hình thức kế toán.

+ Trình bày được các phương pháp kế toán.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Vận dụng được hệ thống tài khoản kế toán theo quy định hiện hành.

+ Áp dụng hệ thống chứng từ kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ phù hợp với doanh nghiệp.

+ Áp dụng hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với doanh nghiệp.

+ Phân loại được các nghiệp vụ kế toán theo vị trí việc làm.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm trong công việc.

+ Tuân thủ quy định nghề nghiệp.

+ Tích cực cập nhật kiến thức liên quan lĩnh vực tài chính.

(4) Tính toán và xử lý số liệu kế toán

– Yêu cầu kiến thức:

+ Giải thích được ý nghĩa của việc tính toán và xử lý số liệu kế toán.

+ Biết cách thu thập số liệu.

+ Trình bày được các phương pháp tính toán, thống kê số liệu.

+ Trình bày quy trình lưu trữ hồ sơ tài liệu.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Thu thập số liệu cần cho công việc.

+ Thực hiện tính toán, thống kê số liệu theo yêu cầu công việc.

+ Lập báo cáo xử lý thống kê số liệu.

+ Lưu trữ hồ sơ tài liệu.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Trách nhiệm trong công việc.

+ Cẩn thẩn, tỉ mỉ khi thực hiện thống kê, nhập, tính toán số liệu.

+ Học hỏi trau dồi kỹ năng xử lý việc tính toán nhanh, hiệu quả.

(5) Phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp.

– Yêu cầu kiến thức:

+ Giải thích được ý nghĩa của việc tìm kiếm và quan hệ với nhà cung cấp.

+ Trình bày được các kỹ thuật nói chuyện với nhà cung cấp.

+ Mô tả cách bàn luận công việc theo chủ đề.

+ Giải thích được những điều cấm kỵ, có khả năng xúc phạm khi trao đổi với họ.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Quan hệ nhà cung cấp một cách lịch sự, thân thiện.

+ Xử lý được tình huống trong các giao dịch với nhà cung cấp.

+ Thực hiện tốt các cuộc nói chuyện với nhà cung cấp một cách cởi mở, thân thiện.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Thái độ nghiêm túc, cẩn thận, trách nhiệm trong công việc.

+ Có khả năng xử lý tình huống giao dịch với người bán.

+ Tích cực tự học nâng cao trình độ.

(6) Sử dụng phần mềm kế toán

– Yêu cầu kiến thức:

+ Biết cách tổ chức cơ sở dữ liệu trên phần mềm kế toán.

+ Biết cách sử dụng phần mềm để làm kế toán hàng tồn kho và phải trả người bán.

+ Biết cách nhập, xử lý dữ liệu kế toán hàng tồn kho và phải trả người bán.

+ Xác định được các vấn đề liên quan bản quyền và các quy định cấp phép khi sử dụng phần mềm kế toán.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Tổ chức được dữ liệu kế toán hàng tồn kho và phải trả người bán trên phần mềm.

+ Nhập chứng từ kế toán hàng tồn kho và phải trả người bán vào phần mềm.

+ Truy cập, in chứng từ, sổ chi tiết liên quan từ phần mềm.

+ Lưu trữ bảo mật thông tin kế toán trên phần mềm. 

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Thái độ nghiêm túc, cẩn thận, trách nhiệm trong công việc.

+ Có khả năng xử lý tình huống mất hoặc hỏng dữ liệu kế toán trên phần mềm.

+ Có trách nhiệm, tôn trọng sở hữu, bản quyền của tác giả.

+ Tích cực tự học nâng cao trình độ.

(7) Sử dụng ngoại ngữ

– Yêu cầu kiến thức:

+ Biết phương pháp giao tiếp bằng ngoại ngữ.

+ Biết được những kỹ thuật cơ bản khi nghe ngoại ngữ.

+ Biết phương pháp đọc, viết tài liệu liên quan kế toán xuất khẩu bằng ngoại ngữ.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Giao tiếp được bằng ngoại ngữ ở mức độ cơ bản.

+ Đọc, hiểu được các hồ sơ chứng từ xuất khẩu bằng ngoại ngữ.

+ Lập được một số chứng từ, văn bản liên quan hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp bằng ngoại ngữ.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc.

+ Có khả năng thực hiện công việc độc lập hoặc theo nhóm.

+ Linh hoạt trong xử lý các tình huống giao tiếp bằng ngoại ngữ.

+ Có tinh thần học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ.

c) Các năng lực chuyên môn

(1) Lập và tiếp nhận chứng từ kế toán hàng tồn kho.

– Yêu cầu về kiến thức:

+ Cập nhật các văn bản hiện hành liên quan đến kế toán hàng tồn kho.

+ Hiểu biết và vận dụng các nguyên tắc kế toán trong chuẩn mực kế toán số 01 –“Chuẩn mực chung”, chuẩn mực kế toán số 02 – “Hàng tồn kho”  trong việc lập và tiếp nhận chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Trình bày phương pháp phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Mô tả quy trình tiếp nhận chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Trình bày phương pháp lập chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Mô tả quy trình luân chuyển chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Biết sử dụng phần mềm kế toán.

+ Mô tả quy trình lưu trữ và bảo mật hồ sơ chứng từ kế toán hàng tồn kho.

– Yêu cầu về kỹ năng:

+ Tiếp  nhận chứng từ kế toán hàng tồn kho theo đúng quy trình.

+ Kiểm tra các thông tin trên chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Xác định các yếu tố cần lập trên chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Lập các chỉ tiêu kinh tế trên chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Thực hiện việc luân chuyển chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán trong lập và tiếp nhận chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Lưu trữ và bảo mật hồ sơ chứng từ kế toán hàng tồn kho.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm: 

+ Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

+ Tự chịu trách nhiệm với công việc tiếp nhận và lập chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Phối hợp, hướng dẫn, giám sát, đối chiếu số liệu trong doanh nghiệp.

+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính.

+ Linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống trong công việc.

(2) Tính giá hàng tồn kho

– Yêu cầu kiến thức: 

+ Cập nhật các chế độ chính sách hiện hành về hàng tồn kho.

+ Hiểu biết và vận dụng các nguyên tắc kế toán trong chuẩn mực kế toán số 01 –“Chuẩn mực chung”, chuẩn mực kế toán số 02 – “Hàng tồn kho”  trong việc tính giá  hàng tồn kho.

+ Trình bày phương pháp tính giá hàng tồn kho xuất trong kỳ.

+ Mô tả quy trình bảo mật và lưu trữ hồ sơ kế toán hàng tồn kho.

+ Biết sử dụng phần mềm kế toán trong việc tính giá hàng tồn kho.

– Yêu cầu về kỹ năng: 

+ Xác định được các chứng từ chi phí phát sinh hình thành nên giá hàng tồn kho.

+ Phân loại, sắp xếp chứng từ chi phí phát sinh liên quan hình thành nên giá trị hàng tồn kho.

+ Xác định giá gốc hàng tồn kho.

+ Xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ theo các phương pháp như: Phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước.

+ Bảo mật và lưu trữ chứng từ kế toán hàng tồn kho.

+ Sử dụng được phần mềm kế toán trong việc xác định giá hàng tồn kho.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm: 

+ Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

+ Tự chịu trách nhiệm với công việc tính giá hàng tồn kho.

+ Phối hợp, hướng dẫn, giám sát, đối chiếu số liệu trong doanh nghiệp.

+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính.

+ Linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống trong công việc.

(3) Kế toán chi tiết hàng tồn kho

– Yêu cầu kiến thức: 

+ Cập nhật các chế độ chính sách hiện hành về hàng tồn kho.

+ Hiểu biết và vận dụng các nguyên tắc kế toán trong chuẩn mực kế toán số 01“Chuẩn mực chung”, chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho” trong việc tính giá  hàng tồn kho.

+ Trình bày nguyên tắc kế toán hàng tồn kho.

+ Trình bày nguyên tắc kế toán hàng hóa kho bảo thuế.

+ Trình bày kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản hàng hóa kho bảo thuế.

+ Trình bày phương pháp kế toán hàng hóa kho bảo thuế.

+ Trình bày phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp mở thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp sổ số dư.

+ Trình bày được kết cấu các tài khoản liên quan đến kế toán hàng tồn kho.

+ Trình bày phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.

+ Trình bày phương pháp ghi sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, sổ chi tiết tài khoản.

+ Mô tả quy trình bảo mật và lưu trữ hồ sơ kế toán chi tiết hàng tồn kho.

+ Biết sử dụng phần mềm kế toán trong việc định khoản và ghi sổ chi tiết hàng tồn kho.

– Yêu cầu về kỹ năng: 

+ Xây dựng được mẫu sổ chi tiết hàng tồn kho theo quy định của Bộ Tài chính.

+ Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kế toán hàng tồn kho.

+ Phân tích và định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng hóa kho bảo thuế.

+ Xác định được tài khoản đối ứng với tài khoản kế toán chi tiết hàng tồn kho.

+ Xác định được các loại sổ chi tiết hàng tồn kho.

+ Ghi được sổ chi tiết hàng tồn kho từ nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan.

+ Ghi được bảng tổng hợp chi tiết hàng tồn kho từ số liệu chi tiết.

+ Kiểm tra đối chiếu thông tin sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa với thẻ kho và các sổ sách liên quan.

+ Lưu trữ và bảo quản sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa.

+ Sử dụng phần mềm kế toán trong việc định khoản và ghi sổ chi tiết hàng tồn kho.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm: 

+ Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

+ Tự chịu trách nhiệm với công việc theo dõi chi tiết hàng tồn kho.

+ Phối hợp, hướng dẫn, giám sát, đối chiếu số liệu trong doanh nghiệp.

+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính.

+ Linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống trong công việc.

(4) Lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ 

– Yêu cầu kiến thức: 

+Vận dụng các chế độ chính sách hiện hành về công cụ, dụng cụ.

+ Trình bày phương pháp xác định công cụ, dụng cụ.

+ Mô tả quy trình thực hiện phân bổ công cụ, dụng cụ.

+ Trình bày phương pháp phân bổ công cụ, dụng cụ.

+ Trình bày phương pháp lập bảng phân bổ công cụ, dụng cụ.

+ Mô tả quy trình bảo mật và lưu trữ bảng phân bổ công, dụng cụ.

+ Biết sử dụng phần mềm Excel trong việc bảng phân bổ công, dụng cụ.

– Yêu cầu về kỹ năng: 

+ Xác định đối tượng phân bổ.

+ Xác định giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ cho từng đối tượng sử dụng.

+ Thực hiện phân bổ công cụ, dụng cụ.

+ Lập bảng phân bổ công cụ, dụng cụ.

+ Bảo mật và lưu trữ bảng phân bổ công, dụng cụ theo đúng quy trình.

+ Biết sử dụng phần mềm Excel trong việc bảng phân bổ công, dụng cụ.

+ Mức độ tự chủ và trách nhiệm: 

+ Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

+ Tự chịu trách nhiệm với công việc lập bảng phân bổ công cụ, dụng cụ.

+ Phối hợp, hướng dẫn, giám sát, đối chiếu số liệu trong doanh nghiệp.

+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính.

+ Linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống trong công việc.

(5) Kiểm kê và xử lý hàng tồn kho

– Yêu cầu kiến thức:

+ Cập nhật các văn bản liên quan đến hàng tồn kho.

+ Mô tả quy trình bảo quản, sắp xếp hàng tồn kho.

+ Mô tả được quy trình kiểm kê và xử lý hàng tồn kho.

+ Trình bày các phương pháp xử lý hàng tồn kho khi có chênh lệch.

+ Trình bày phương pháp lập báo cáo nhập, xuất, tồn.

+ Trình bày phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

+ Mô tả quy trình lưu trữ hồ sơ chứng từ.

– Yêu cầu kỹ năng:

+ Thực hiện bảo quản, sắp xếp hàng tồn kho theo đúng quy trình.

+ Lập báo cáo nhập – xuất – tồn.

+ Lập bảng báo cáo xử lý hàng tồn kho. 

+ Xác định điều kiện để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

+ Lưu trữ và bảo mật thông tin hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán hàng tồn kho.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm: 

+ Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

+ Tự chịu trách nhiệm với công việc kiểm kê và xử lý hàng tồn kho.

+ Phối hợp, hướng dẫn, giám sát, đối chiếu số liệu trong doanh nghiệp.

+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính.

+ Linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống trong công việc. 

(6) Tiếp nhận chứng từ kế toán phải trả người bán

– Yêu cầu kiến thức: 

+ Vận dụng các văn bản liên quan đến việc tiếp nhận chứng từ kế toán phải trả người bán.

+ Mô tả quy trình tiếp nhận chứng từ kế toán phải trả người bán.

+ Mô tả quá trình luân chuyển chứng từ kế toán phải trả người bán.

+ Mo tả quy trình phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán phải trả người bán.

+ Mô tả quy trình lưu trữ chứng từ kế toán phải trả người bán.

– Yêu cầu kỹ năng: 

+ Xác định chứng từ kế toán phải trả người bán.

+ Xác định các chỉ tiêu kinh tế trên chứng từ kế toán phải trả người bán.

+ Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán phải trả người bán.

+ Tiếp nhận chứng từ kế toán phải trả người bán.

+ Thực hiện việc luân chuyển chứng từ kế toán phải trả người bán.

+ Sử dụng phần mềm kế toán trong việc tiếp nhận chứng từ kế toán phải trả người bán.

+ Lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán phải trả người bán.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm: 

+ Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

+ Tự chịu trách nhiệm với công việc tiếp nhận chứng từ kế toán phải trả người bán.

+ Phối hợp, hướng dẫn, giám sát, đối chiếu số liệu trong doanh nghiệp.

+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính.

+ Linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống trong công việc.

+ Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn. 

(7) Kế toán chi tiết phải trả người bán

– Yêu cầu kiến thức: 

+ Cập nhật các chế độ chính sách hiện hành về kế toán chi tiết phải trả người bán.

+ Trình bày căn cứ xác định tỷ giá đối với kế toán chi tiết phải trả người bán.

+ Trình bày nguyên tắc kế toán phải trả người bán.

+ Trình bày phương pháp kế toán kế toán chi tiết phải trả người bán.

+ Trình bày phương pháp ghi sổ chi tiết thanh toán với người bán.

+ Trình bày phương pháp lập sổ tổng hợp thanh toán với người bán.

+ Trình bày được kết cấu các tài khoản liên quan đến kế toán chi tiết phải trả người bán.

+ Mô tả quy trình thực hiện ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp thanh toán với người bán.

+ Mô tả quy trình lưu trữ hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán.

+ Biết cách sử dụng phần mềm kế toán.

– Yêu cầu kỹ năng: 

+ Xác định phương pháp hạch toán kế toán chi tiết phải trả người bán.

+ Xác định tỷ giá khi thanh toán khoản phải trả người bán.

+ Xác định mẫu sổ chi tiết thanh toán với người bán theo quy định của Bộ tài chính.

+ Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến khoản phải trả người bán.

+ Lựa chọn đúng, đủ sổ chi tiết thanh toán với người bán theo từng đối tượng.

+ Ghi chính xác đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ chứng từ vào sổ chi tiết phải trả người bán.

+ Kiểm tra đối chiếu thông tin sổ chi tiết thanh toán với người bán theo từng đối tượng.

+ Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán trong phân hệ theo dõi các khoản phải trả người bán.

+ Lưu trữ và bảo mật hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm: 

+ Tự chịu trách nhiệm khi ghi sổ chi tiết thanh toán với người bán.

+ Làm việc nhóm hiệu quả khi thực hiện ghi sổ kế toán.

+ Chủ động trong công việc, giao tiếp tốt.

+ Có tinh thần hợp tác và giúp đỡ các bộ phận kế toán khác trong doanh nghiệp.

+ Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn.

(8) Đối chiếu và lập báo cáo công nợ phải trả người bán

– Yêu cầu kiến thức: 

+ Mô tả quy trình đối chiếu công nợ.

+ Biết cách phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán công nợ phải trả.

+ Trình bày cách ghi nhận và thông báo công nợ phải trả.

+ Trình bày phương pháp tính toán số nợ phải trả của từng đối tượng khách hàng.

+ Trình bày phương pháp bù trừ công nợ cho khách hàng.

+ Mô tả được quy trình lưu trữ tài liệu, báo cáo công nợ.

– Yêu cầu kỹ năng: 

+ Xác định số nợ còn phải trả của từng đối tượng khách hàng.

+ Thực hiện việc ghi nhận và thông báo công nợ đến từng đối tượng.

+ Tính toán số tiền nợ còn phải trả của từng đối tượng người bán.

+ Tiến hành bù trừ công nợ của cùng đối tượng người bán.

+ Đối chiếu công nợ với người bán.

+ Lập bảng đối chiếu công nợ.

+ Lưu trữ và bảo mật hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

+ Tự chịu trách nhiệm khi đối chiếu công nợ phải trả người bán.

+ Làm việc nhóm hiệu quả khi thực hiện công việc đối chiếu công nợ với các bộ phận liên quan.

+ Chủ động trong công việc, giao tiếp tốt.

+ Có tinh thần hợp tác và giúp đỡ các bộ phận kế toán khác trong doanh nghiệp.

+ Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn.

Exit mobile version